Tổng kết thực hiện phong trào thi đua đua “Bảo vệ môi trường, nói không với rác thải nhựa” trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2021 - 2025
Sở Giao thông vận tải là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước: đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt đô thị; vận tải; an toàn giao thông; quản lý, khai thác, duy tu, bảo trì hạ tầng giao thông đô thị, gồm: cầu đường bộ, cầu vượt, hè phố, đường phố, dải phân cách, hệ thống biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu điều khiển giao thông, hầm dành cho người đi bộ, hầm cơ giới đường bộ, cầu dành cho người đi bộ, bến xe, bãi đỗ xe trên địa bàn tỉnh.
Được sự quan tâm Cấp ủy đảng, lãnh đạo sở cũng như các tổ chức đoàn thể trong công tác bảo vệ môi trường cùng phối hợp tuyên truyền, phổ biến Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa; Quyết định số 2419/QĐ-UBND ngày 03/9/2020 của UBND tỉnh Sóc Trăng về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng và Kế hoạch số 109/KH-UBND ngày 08/8/2022 của UBND tỉnh Sóc Trăng phát động phong trào thi đua “Bảo vệ môi trường, nói không với rác thải nhựa” trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2021-2025, đến toàn thể công chức, viên chức, người lao động về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường, về ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm môi trường do sử dụng bao bì nhựa và túi nilon khó phân hủy trong sinh hoạt; đồng thời huy động công chức, viên chức, người lao động cùng gia đình tích cực cùng hành động để giảm gánh nặng ô nhiễm từ chất thải nhựa và túi nilon tới môi trường tự nhiên và sức khỏe con người. Kết quả thự chiện như sau:
- Tập thể Sở Giao thông vận tải luôn hoàn thành có chất lượng, đúng thời hạn các văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình, công tác bảo vệ môi trường theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền.
- Qua công tác tuyên truyền, công chức, viên chức và người lao động nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường đã thay đổi thói quen sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nilong khó phân hủy, đồng thời kêu gọi người thân trong gia đình ưu tiên lựa chọn sử dụng các bao bì, vật liệu thân thiện với môi trường thay thế các bao bì nhựa sử dụng một lần, hạn chế dần việc sử dụng bao bì nhựa và túi nilon khó phân hủy, thay thế bằng sản phẩm thân thiện với môi trường, sản phẩm tự nhiên, thực vật… trong gia đình và nơi công sở; cũng như trong các cuộc họp, hội nghị tại Sở được sử dụng ly, chai thuỷ tinh phục vụ; không sử dụng các loại ly, chai nhựa như trước.
- Tập thể công chức, viên chức và người lao động Sở Giao thông vận tải luôn ý thức giữ gìn, vệ sinh sạch sẽ nơi ở và nơi làm việc; tại các phòng họp, hội trường, cầu thang và quanh trụ sở đều có bố trí cây xanh nhằm góp phần bảo vệ môi trường, tạo môi trường làm việc thông thoáng.
- Chi đoàn sở thường xuyên tổ chức thực hiện vệ sinh tại cơ quan vào “ngày thứ 7 tình nguyện ” và “ ngày chủ nhật xanh” hàng tháng; đồng thời phối hợp thực hiện các công trình thanh niên như: Công trình trồng cây xanh tại các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh.
Hình ảnh đoàn viên vệ sinh cơ quan và trồng cây
Hình ảnh trồng cây tại địa phương
- Trong các buổi Hội thảo, Hội nghị về an toàn giao thông tại các Trường học, hay các lớp tập huấn về công tác giao thông, vận tải tại các huyện, thị xã, các đơn vị kinh doanh vận tải... đều kết hợp tuyên truyền, kêu gọi người dân, các doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ động tái sử dụng túi nilon, sử đụng các sản phẩm thân thiện hơn với môi trường như túi giấy, túi vải sử dụng nhiều lần, túi nilon tự phân hủy, không dùng khăn lau sử dụng một lần tại các quán ăn, dùng giấy, lá chuối hoặc các loại lá có kích thước lớn để gói các mặt hàng phù hợp...nhằm giảm thiểu dùng các sản phẩm nhựa dùng một lần, góp phần xây dựng môi trường trong lành, phát triển bền vững.
- Nhằm thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát động Phong trào thi đua “Bảo vệ môi trường, nói không với rác thải nhựa” trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2021-2025, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ngành giao thông vận tải, Lãnh đạo sở đã chỉ đạo các phòng chuyên môn thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể như:
+ Tăng cường kiểm tra công tác quản lý chất lượng, đảm bảo an toàn giao thông, an toàn xây dựng và vệ sinh môi trường, đồng thời yêu cầu Chủ đầu tư và các nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng công trình giao thông tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng công trình giao thông trên địa bàn tỉnh;
+ Phối hợp với các đơn vị có liên quan thường xuyên tổ chức thực hiện công tác phát hoang, dọn cỏ, khai rãnh, thu gom rác thải, vệ sinh, khai rãnh thoát nước, đảm bảo công tác thoát nước mặt đường và vệ sinh môi trường như: thực hiện nạo vét, thu gom rác tại tác lỗ thu, hố ga, hệ thống rãnh tại các khu vực thường xảy ra úng ngập, đảm bảo việc thoát nước mặt đường và vệ sinh môi trường khu vực thường bị đọng nước; khai tạo rãnh thoát nước tại các vị trí chưa có hệ thống thoát nước đảm bảo mặt đường không bị đọng nước… bên cạnh đó kết hợp tuyên truyền cho người dân khu vực dọc theo các tuyến đường tỉnh chủ động thực hiện công tác thoát nước mặt đường tại khu vực đang sinh sống đảm bảo vệ sinh môi trường và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; tuyên truyền cho người dân thực hiện phân loại rác thải tại nhà, triển khai các giải pháp phân loại, thu gom rác thải nhựa nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu rác thải nhựa vào môi trường; giảm thiểu đóng gói bao bì sản phẩm bằng nhựa và nilon, tăng cường sử dụng các sảm phẩm từ vật liệu thân thiện với môi trường thay thế túi nilon, sử dụng các sản phẩm nhựa có khả năng tái chế, tái sử dụng.
Tổng chiều dài các tuyến đường tỉnh được phát quang, dọn cỏ, thu gom rác thải, khai rảnh thoát nước… là trên 414 km đường
Một số hình ảnh hoạt động:
+ Tổ chức áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với khí thải phương tiện giao thông vận tải, yêu cầu tất cả các hoạt động kinh doanh vận tải đều đảm bảo theo quy định về niên hạn sử dụng phương tiện, cụ thể: đối với xe buýt là không quá 20 năm, taxi không quá 12 năm, xe hợp đồng không quá 15 năm và xe tuyến cố định không quá 15 năm kể từ ngày sản xuất; đồng thời tuyên truyền, khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng, phương tiện giao thông vận tải thân thiện với môi trường nhằm hưởng ứng “Chương trình quốc gia phát triển phương tiện giao thông vận tải, hệ thống giao thông vận tải công cộng thân thiện với môi trường trong đó có phương tiện giao thông điện”
- Thường xuyên phối hợp Sở Tài nguyên và môi trường tham gia thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường đồng thời góp ý kiến tham vấn về quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường của các Dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh như đánh giá và dự báo về nguồn thải, sự phát sinh, quy mô, tính chất nguy hại, các tác động của chất thải và các tác động khác của dự án đến môi trường; đánh giá, dự báo các rủi ro sự cố môi trường do chất thải gây ra (như: nước thải, khí thải, chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại,...); đánh giá tác động đến cảnh quan thiên nhiên, hệ sinh thái tự nhiên, các loài sinh vật, con người và các tác động khác không liên quan đến chất thải; về chương trình quản lý và giám sát môi trường; phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường và đề ra các biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường… nhằm nâng chất các công trình, dự án góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh./.